Top 7+ món ăn dân dã miền Tây bạn nên thử qua
1. Cá lóc
Cá lóc nướng trui được xem là một đặc sản miền Tây. Món ăn này ăn kèm với rau sống cuốn bánh tráng, có thể chấm với mắm nêm hoặc mắm me, nước mắm tỏi ớt tùy khẩu vị của mỗi người. Để thịt cá ngon hơn, cá lóc cần chọn cá tươi, kích thước vừa phải để khi nướng cá không bị khô hoặc khó chín phần thịt bên trong. Nếu bạn muốn giữ được vị ngọt tự nhiên của cá thì có thể chế món cá lóc hấp bầu vừa thơm ngon vừa không bị mất bị ngọt của cá.
2. Bún mắm Miền Tây
Bún mắm miền Tây chuẩn vị cần có tôm tươi, mực, heo quay, chả cá và thịt ba chỉ. Bên cạnh các thành phần trên, rau sống là món ăn kèm không thể thiếu như bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, rau nhút, bông súng, rau đắng,… Khi thưởng thức bún mắm, bạn sẽ khó có thể quên được hương vị đặc trưng của món ăn này.
3. Bánh xèo chảo
Đây là món ăn có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ được đổ bằng những chiếc chảo lớn. Bánh xèo chảo được chế biến bằng bột gạo, nước cốt dừa với nhân làm từ tôm, thịt, củ sắn, bông điên điển, giá đỗ hay bông sua đũa,… Bánh này dùng kèm rau xà lách, cải bẹ xanh, húng quế, húng thơm và chấm với nước pha với vị chua ngọt.
4. Canh chua cá bông lau
Canh chua cá bông lau là một trong những đặc sản của người dân miền Tây. Với vị ngọt thanh của thịt cá và thơm, cùng với độ chua vừa phải của cà đã tạo nên hương vị độc đáo, thơm ngon của món canh này. Không chỉ là món ăn ngon, bổ dưỡng mà canh chua cá bông lau còn có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu và thanh nhiệt hiệu quả.
5. Đuông dừa
Đuông dừa được xem là món ăn đặc sản miền Tây mà bạn khó có thể tìm thấy ở nhà hàng. Nếu bạn có dịp du lịch miền Tây thì hãy thử qua các món ăn được chế biến từ đuông dừa bởi hương vị đặc trưng béo ngậy, tươi ngon của chúng. Đuông dừa có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như đuông dừa chiên, nướng muối ớt, nấu cháo hoặc tắm nước mắm.
6. Lẩu cá kèo
Một trong những món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ mà bạn không thể bỏ qua đó là lẩu cá kèo. Với hương vị đặc trưng, món ăn này thường được nấu kèm với lá giang có vị chua và chát chát – đây là loại lá mọc nhiều ở miền Trung và miền Nam nước ta.
7. Lẩu bông điên điển
Điều tạo nên sự độc đáo của món lẩu này là vị đặc trưng của bông điên điển, nấu với cá bông lau, cá linh hoặc cá rô. Bên cạnh đó, lẩu bông điên điển còn được cho thêm chút me dầm tạo vị chua nhẹ, chút tóp mỡ và nêm nếm gia vị đã làm cho món ăn dậy mùi thơm, ngon. Lẩu có thể ăn chung với cơm nóng hoặc bún tươi và chấm kèm nước mắm ớt để món ăn đậm đà hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét